Ngày đăng: 25/01/2016 15:37
Lượt xem: 11131
Ý nghĩa của lễ hội Tết dân tộc

Việt Nam coi trọng tiếng Tết, vì nó đã trở thành ngày quan trọng nhất trong năm. Theo Hán tự, Tết được biến âm từ tiết, có nghĩa gốc là cái “mấu tre”. Rồi dần dà chuyển nghĩa thành sự tiếp nối của 2 giống cây, hai khúc, hai đoạn cây. Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiên văn – khí tượng trong năm.

Thuở sơ khai, tuy còn sống bằng nghề săn bắt, hái lượm chưa bị thời tiết chi phối nhiều, nhưng con người đã có ý niệm về thời gian. Ngưỡng mộ vẻ đẹp kỳ ảo của vầng trăng, dân du muốc thuở xưa đã biết lợi dụng nguồn sáng dịu dàng đó để băng qua hoang mạc.

Lâu dần, họ tích lũy kính nghiệm bằng cách nhìn trăng thay đổi hình dạng để phân biệt và nhận ra quãng thời gian đã trôi qua. Đó là cách xác định mảnh trăng non đầu tiên ban đêm cho đến khi mảnh trăng non ấy lại in trên bầu trời ban ngày, gọi là “một trăng”. Và con trăng lúc ấy kéo dài 29 – 30 ngày.

Hiện tượng một tháng đã xuất hiện trong tâm thức loài người và nó trở nên quan trọng đến nỗi người đạo Hồi gọi trăng là thần Alaka. Dấu ấn ấy còn lưu tồn đến ngày nay trong nhiều lá quốc kỳ của các nước như: Malaysia, Pakistan, Turkey, Singapore, Tunisia, Algeria, Comoros v.v...

Khi con người bước sang thời kỳ trồng trọt, chăn nuôi thì nhu cầu xác định đúng thời gian các mùa để phát triển nghề nông đã trở thành bức thiết. Thế là cùng với vầng trăng, năm âm lịch ra đời. Mỗi năm âm lịch cũng 12 tháng nhưng với 355 ngày. Và khi so với khí hậu lại hụt mất 11 ngày. Cứ ba năm sẽ hụt mất một tháng. Điều này gây trở ngại lớn cho nhà nông. Vì vậy, âm lịch thuần túy ít được sử dụng. Để khắc phục tình hình trên, các nhà khoa học đã giải quyết bằng hai cách: một là dùng dương lịch (sáng kiến của người Ai Cập và La Mã cổ đại), hai là đặt thêm tháng nhuận để cân bằng chênh lệch so với chu kỳ khí hậu. Đây là phương thức của người Trung Hoa, Hy Lạp, Do Thái và Babylon...

Thế là ta có năm nhuận. Cứ 3 năm thì đến một năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng, dài 385 ngày. Tuy nhiên, việc làm có tính chất sửa chữa này chưa được các quốc gia thống nhất.

Dương lịch xuất hiện từ thời cổ La Hy. Một năm thời tiết được tính bằng 365 ngày Đ và người ta gọi lịch này là lịch Julyus. Cứ 4 năm lại đến một năm nhuận. Năm nhuận được cộng thêm 1 ngày vào tháng 2. Đến thời Phục hưng được gọi là lịch Gregorius dùng cho tới ngày nay. Bởi dương lịch là thành quả cải tiến của các nhà khoa học phản ánh đúng quy luật vận hành của thiên nhiên. Sở dĩ âm lịch và dương lịch cùng tồn tại là nhằm đáp ứng yêu cầu bảo tồn tập quán về thời gian và để ghi nhớ thời gian xảy ra những sự kiện lịch sử, những ngày lễ Tết của dân tộc.

Lễ Tết

Việt Nam coi trọng tiếng Tết, vì nó đã trở thành ngày quan trọng nhất trong năm. Theo Hán tự, Tết được biến âm từ tiết, có nghĩa gốc là cái “mấu tre”. Rồi dần dà chuyển nghĩa thành sự tiếp nối của 2 giống cây, hai khúc, hai đoạn cây. Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiên văn – khí tượng trong năm.

Ví dụ một năm chia làm 24 tiết (lập xuân, vũ thủy, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ, lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử, đại thử, lập thu, xử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn). Sau đó tiết chuyển thành nghĩa “ngày lễ, cúng lễ, vui mừng”. Đây chính là nguồn gốc trực tiếp của Tết như Tết khai hạ, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Trùng cửu v.v... Tết đã trở thành rất đặc biệt là ngày đầu năm, nên dân gian mới nói ăn Tết, đi Tết, chơi Tết và chúc Tết. Nó là kết quả của sự rút gọn và biến âm từ xuân tiết trong tiếng Hán và thành Tết Nguyên đán trong tiếng Việt.

Tết Nguyên đán

Theo gốc Hán, nguyên là đứng đầu, là cả. Đán là buổi sáng. Do đó Tết Nguyên đán là Tết buổi sáng đầu năm. Gọi như thế bởi buổi sáng ngày mồng 1 tháng Giêng, là thời gian mới mẻ nhất trong năm. Năm mới chính thức bắt đầu. Người ta cúng lễ gia tiên, chúc mừng năm mới, mừng tuổi ông bà, chúc thọ v.v...

Tết Nguyên đán là thời điểm thuận lợi nhất để nghỉ ngơi, cây cối đâm chồi nảy lộc, khí hậu ấm áp, quang đãng và đẹp đẽ nhất. Con người đã thu hái mọi thành quả lao động, trở nên thư thái tâm hồn, tinh thần vui vẻ, cử chỉ lịch thiệp, cởi mở hơn về phong cách, tô điểm hơn về dung nhan. Nghĩa là tất cả trong ngoài đều mới. Hiện tượng đó khiến buổi sáng đầu năm trở nên quan trọng, thiêng liêng. Ai cũng tin tưởng, mơ ước mọi việc trong năm mới sẽ diễn ra tốt đẹp, may mắn như buổi sáng đầu năm. Vì thế, người ta cữ kiêng làm điều xấu để khỏi xui xẻo cả năm.

Tết Táo quân

Táo, tiếng Hán có nghĩa là “bếp”. Táo quân hay ông Táo là người quản lý bếp núc, còn gọi là “Vua bếp”... Theo truyền thuyết nước ta, xưa có hai vợ chồng vì nghèo quá nên phải bỏ nhau, mỗi người đi một nơi kiếm sống. Người vợ may mắn gặp được chồng giàu. Năm nọ, vào ngày 23 tháng Chạp, người chồng cũ đi ăn xin vô tình vào nhà vợ cũ. Vợ cũ nhận ra chồng, cảm thương quá bèn đem cho nhiều thức ăn, tiền bạc. Sự việc đó khiến người chồng mới nghi ngờ, đay nghiến vợ. Người vợ cảm thấy khó xử và oan ức trong lòng bèn nhảy vào lửa mà chết. Người chồng cũ đau xót cũng nhảy vào lửa chết theo. Biết là vợ bị oan, người chồng mới hối hận không kịp cũng đành nhảy vào lửa chết luôn. Vì cả ba đều thể hiện lòng trung nghĩa nên trời phong cho làm vua bếp.

Vì thế, hàng năm cứ vào 23 tháng Chạp, dân gian đều làm lễ Táo quân tiễn ông Táo về trời bằng cá chép, để Táo quân dâng sớ tâu mọi sự ở trần gian. Truyền thuyết này thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt của người Việt.

Đêm trừ tịch

Tịch, gốc tiếng Hán nghĩa là đêm. Trừ nghĩa là qua đi, bỏ đi. Như vậy, trừ tịch là đêm của năm cũ qua đi. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thuận ngữ, dân ta vẫn gọi là đêm trừ tịch chứ không ai gọi trống là trừ tịch.

Còn một thuyết khác cho rằng trừ tịch là đêm trừ khử tà ma để cầu điều tốt đẹp cho sáng năm mới.

Giao thừa

Giao, gốc tiếng Hán nghĩa là thay nhau, hoặc nối tiếp, trao đổi lẫn nhau. Thừa là đảm nhận, thi hành hoặc thừa kế, thừa tiếp... Gọi giao thừa vì theo quan niệm tín ngưỡng, lúc 12 giờ đêm 30 tháng Chạp – thời điểm nối tiếp giữa năm cũ và năm mới, là lúc hai vị thần cai quản trần gian (còn gọi là ông Hành Khiển) một cũ một mới bàn giao và tiếp nhận công việc của nhau. Vào dịp này, nhân dân hay làm lễ thiên địa để cầu mong các vị thần ấy ban cho may mắn và hạnh phúc trong năm mới. Lễ thường đặt lộ thiên vì người xưa quan niệm rằng các vị thần ấy rất bận không tiện vào nhà.

Ngày nay còn dấu ấn để lại trong việc giao ban giữa cũ và mới trong ngành với nhau. Và Tết là thời điểm để chúng ta suy gẫm và làm cho cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Dù âm hay dương lịch thì tháng ngày vẫn trôi theo đúng quy luật vận hành của đất trời. Chúng ta hãy chúc cho nhau mọi điều tốt đẹp, may mắn và hạnh phúc nhất.

Tư liệu

Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ )