Bài trích
ĐC. 24
Vĩnh Phúc hướng đến đô thị văn minh hiện đại /
DDC ĐC. 24
Tác giả CN NGUYỄN KHÁNH
Nhan đề Vĩnh Phúc hướng đến đô thị văn minh hiện đại / NGUYỄN KHÁNH
Mô tả vật lý Tr.1
Tóm tắt Phát triển kinh tế-xã hội gắn với phát triển đô thị là chiến lược được Vĩnh Phúc xác định và kiên trì thực hiện từ khi tái lập tỉnh đến nay. Với sự đoàn kết, quyết tâm cùng cơ chế, chính sách, giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, từ một tỉnh thuần nông Vĩnh Phúc đã vươn lên trở thành một trong những địa phương phát triển bậc nhất của cả nước, trung tâm công nghiệp của miền Bắc; đi cùng với kinh tế, hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư từng bước hoàn thiện, diện mạo đô thị văn minh, hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương đang dần hiện hữu. Trong giai đoạn 2017-2020, toàn tỉnh đã bố trí hơn 8.300 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công để triển khai các dự án kết cấu hạ tầng đô thị. Các nguồn ngân sách tỉnh khác như tăng thu, tiết kiệm chi; cải cách tiền lương; sự nghiệp có tính chất đầu tư; đất thương phẩm và các khu đất công có giá trị… đã cân đối đầu tư cho các dự án lớn, quan trọng với tổng số vốn gần 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đã thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn vay ODA, vốn xã hội hóa đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP… Đặc biệt là vốn từ doanh nghiệp đầu tư vào các dự án khu công nghiệp và các dự án kinh doanh thương mại, dịch vụ. Tổng vốn đầu tư thực hiện các dự án trong giai đoạn 2017-2020 (cả nguồn vốn FDI và DDI) đạt gần 33 nghìn tỷ đồng. Nhờ vậy đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt khoảng 60 điểm trên thang điểm 100 về phân loại đô thị loại I theo Nghị quyết 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Toàn tỉnh đã có gần 30 đô thị, trong đó, thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II giữ vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh; thành phố Phúc Yên là đô thị loại III và các đô thị khác thuộc các huyện. Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư hoàn thiện với 64 dự án lớn, gồm 47 dự án hạ tầng kỹ thuật; 15 dự án hạ tầng xã hội và 2 dự án kiến trúc cảnh quan. Trong đó, nhiều dự án lớn, trọng điểm không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân mà còn tạo điểm nhấn quan trọng trong không gian đô thị Vĩnh Phúc như: Công viên Quảng trường Hồ Chí Minh; Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Sản-Nhi Vĩnh Phúc; khu công viên giải trí thành phố Vĩnh Yên; khu công viên cây xanh các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc; nâng cấp, sửa chữa hạ tầng các khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải; đường giao thông kết hợp đê ngăn nước Đầm Vạc; cầu Đầm Vạc; hệ thống chiếu sáng Quốc lộ 2B…
Nguồn trích Vĩnh Phúc- Số: 5248 Ngày: 03/02/2021
000 00000nab#a2200000ui#4500
00160154
00222
004ECB17B26-854D-44A3-AB0E-860959767B34
005202105041035
008081223s vm| vie
0091 0
039|a20210504103629|bbinhtv|y20210203102730|zhanha
082 |aĐC. 24
100 |aNGUYỄN KHÁNH
245 |aVĩnh Phúc hướng đến đô thị văn minh hiện đại / |cNGUYỄN KHÁNH
300 |aTr.1
520 |aPhát triển kinh tế-xã hội gắn với phát triển đô thị là chiến lược được Vĩnh Phúc xác định và kiên trì thực hiện từ khi tái lập tỉnh đến nay. Với sự đoàn kết, quyết tâm cùng cơ chế, chính sách, giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, từ một tỉnh thuần nông Vĩnh Phúc đã vươn lên trở thành một trong những địa phương phát triển bậc nhất của cả nước, trung tâm công nghiệp của miền Bắc; đi cùng với kinh tế, hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư từng bước hoàn thiện, diện mạo đô thị văn minh, hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương đang dần hiện hữu. Trong giai đoạn 2017-2020, toàn tỉnh đã bố trí hơn 8.300 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công để triển khai các dự án kết cấu hạ tầng đô thị. Các nguồn ngân sách tỉnh khác như tăng thu, tiết kiệm chi; cải cách tiền lương; sự nghiệp có tính chất đầu tư; đất thương phẩm và các khu đất công có giá trị… đã cân đối đầu tư cho các dự án lớn, quan trọng với tổng số vốn gần 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đã thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn vay ODA, vốn xã hội hóa đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP… Đặc biệt là vốn từ doanh nghiệp đầu tư vào các dự án khu công nghiệp và các dự án kinh doanh thương mại, dịch vụ. Tổng vốn đầu tư thực hiện các dự án trong giai đoạn 2017-2020 (cả nguồn vốn FDI và DDI) đạt gần 33 nghìn tỷ đồng. Nhờ vậy đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt khoảng 60 điểm trên thang điểm 100 về phân loại đô thị loại I theo Nghị quyết 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Toàn tỉnh đã có gần 30 đô thị, trong đó, thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II giữ vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh; thành phố Phúc Yên là đô thị loại III và các đô thị khác thuộc các huyện. Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư hoàn thiện với 64 dự án lớn, gồm 47 dự án hạ tầng kỹ thuật; 15 dự án hạ tầng xã hội và 2 dự án kiến trúc cảnh quan. Trong đó, nhiều dự án lớn, trọng điểm không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân mà còn tạo điểm nhấn quan trọng trong không gian đô thị Vĩnh Phúc như: Công viên Quảng trường Hồ Chí Minh; Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Sản-Nhi Vĩnh Phúc; khu công viên giải trí thành phố Vĩnh Yên; khu công viên cây xanh các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc; nâng cấp, sửa chữa hạ tầng các khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải; đường giao thông kết hợp đê ngăn nước Đầm Vạc; cầu Đầm Vạc; hệ thống chiếu sáng Quốc lộ 2B…
773 |tVĩnh Phúc|i5248|d03/02/2021

Không tìm thấy biểu ghi nào

Không có liên kết tài liệu số nào