Ngày đăng: 13/01/2025 15:54
Lượt xem: 701
BÁO TẾT - BÁO XUÂN XƯA & NAY

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, bên cạnh cành đào, cây nêu, bánh chưng xanh, câu đối đỏ,…là những tờ Báo tết - Báo Xuân rực rỡ sắc màu, mang đượm phong vị ngày Tết, là nét đẹp văn hóa, món ăn tinh thần độc đáo, thi vị của người Việt.

Theo nghiên cứu, báo Xuân ở nước ta phát triển vào những năm 30 của thế kỷ trước, qua một số tên tuổi như: Chơi Xuân (Hà Nội 1935), Phong hóa - Ngày nay (số Xuân 1934, 1935, 1936, 1937, 1940…) Đuốc Nhà Nam (Sài Gòn 1936), Quà Tết (Sài Gòn 1937), Sách Xuân (Sa Đéc 1937),…song một số ý kiến cho rằng, tờ báo Nam Phong, số xuân Mậu Ngọ - 1918 là tờ báo Xuân đầu tiên ở nước ta. Số báo Nam Phong đánh dấu sự khởi đầu của một mĩ tục trong cách làm báo tết; tại mục Lời thưa, báo này định hình một sắc thái,hân hoan: “Cả năm có một ngày tết là vui. Vui ấy là vui chung cả mọi người, vui suốt trong xã hội” hay “nếm miếng bánh đường, nhắp chén rượu ngọt cho khoan khoái tinh thần”,“Thắp hương, rải hoa, hun bút, mở giấy mà mừng tuổi cho nước nhà”…bên cạnh những bài viết là hình ảnh thiếu nữ đi du xuân, tranh truyền thống dân tộc, lịch vạn niên, hoa thủy tiên, tấm thiệp mừng…Có lẽ, chỉ lướt qua những nội dung,tinh thần ấy, ta như thấy tựa bài tổng kết một năm đã qua, cùng nhữngkhông khí ngày xuân lan tỏa trên các mặt báo, như thông điệp cho ngày đầu năm mới. Phải chăng những giá trị ấy đã đặt nền tảng cho tục làm báo tết ở nước ta trải qua hàng thế kỷ.

Tuy nhiên, báo chí nói chung, hay báo Xuân nói riêng cũng có những thăng trầm lịch sử, nhưng vào những thời khắc trọng đại, báo Xuân vẫn giữ vai trò của thông điệp “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua/ Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà/ năm Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”(tết xuân Kỷ Dậu – 1969) hay bức ảnh Bác Hồ,Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng, chiến sỹ trên mặt trận, người lao động, sản xuất  hậu phương, những tấm gương sáng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cùng một số hình minh họa sắc màu, hoa lá làm mỗi trang báo trở nên rạng rỡ...sắc xuân (Báo Văn nghệ Quân đội1969;1976); Báo Quân giải phóng Xuân Ất Mão 1975, đăng Thư chúc mừng năm mới của Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng, Thư chúc tết của Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam, xã luận “Mùa xuân quyết thắng”…cùng các câu đối, đố vui, tranh minh họa, báo đăng nhiều bài viết về tết và mùa xuân; đã để lại ấn tượng trong tâm trí bao người con đất Việt.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các kênh thông tin truyền thông, nhưng những tờ báo Xuân từ trung ương tới địa phương không bị mất đi vai trò, mà còn luôn có điều kiện để thể hiện sắc màu tươi mới, bằng giá trị, nội dung, hình thức nổi bật, là nơi tập hợp những tên tuổi quan trọng làm nên giá trị hay thương hiệu của các tờ báo, những cây bút có sức ảnh hưởng với công chúng và có khả năng thực hiện những chủ đề chuyên sâu về chính trị, văn hóa xã hội, thời thế... Đặc biệt trên các trang bìa báo Nhân dân, Quân đội, Thanh niên, Phụ nữ, Văn hóa, Giáo dục,…được thiết kế đẹp mắt với những hình ảnh cờ đảng, cờ tổ quốc, lãnh tụ, biểu tượng công nông binh tri thức, cành đào, gia đình sum vầy, con giápcủa năm, .v.v…ngoài tính nội dung chuyên ngành, lĩnh vực của mỗi báo, tạp chí là những nội dung về xã hội, phong tục, tập quán, nét đẹp ngày tết, thơ, truyện, tản văn, tùy bút, bình luận,…luôn là nội dung hấp dẫn, thu hút đông đảo độc giả đón đọc.

Chính từ giá trị của Báo Tết - Báo Xuân, mà hàng năm, mỗi dịp Tết đến Xuân về, Hội Nhà báo, Thư viện,.. trên cả nước thường tổ chức Hội Báo Xuân- nơi hội tụ của những tờ Báo, Tạp chí, Ấn phẩmXuân được ví tựa như “Rừng hoa Xuân” đẹp nhấtdâng lên cho bạn đọc trong ngày đầu năm mới.

 

Nguyễn Anh Ngọc

 

“Lãnh đạo Sở VHTTDL cùng cán bộ viên chức Thư viện tỉnh trong Hội Báo xuân của tỉnh năm 2024.

 

 
  Text Box:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gian hàng Sở VHTTDLtrong Hội Báo xuân năm 2024.

 

 
  Text Box: