Ngày đăng: 24/01/2025 14:47
Lượt xem: 4915
Nuôi dạy trẻ hướng nội ( Bí quyết phát huy tiềm năng của những người sống nội tâm)

 

Nuôi dạy trẻ là một hành trình đầy yêu thương và thử thách, đặc biệt là với những trẻ có tính cách hướng nội. Trẻ hướng nội với thế giới nội tâm trong sáng và đầy tiềm năng, do đó làm cha mẹ củatrẻ hướng nội là một niềm hạnh phúc xen nhiều gian khó khi cần dung hòa giữa sự tinh tế, kiên nhẫn để thấy được vẻđẹp lấp lánh trong tính cách của con đồng thời hỗ trợ con đúng lúc và đúng cách để con
phát huy được sức mạnh hướng nội của mình.Cuốn sách “Nuôi dạy trẻ hướng nội – Bí quyết phát huy tiềm năng của những người sống nội tâm” sẽ đưa bạn đi tìm hiểu thế giới của những đứa trẻ hướng nội và có thêm một số gợi ý ứng xử phù hợp với trẻ có thiên hướng tính cách hướng nội, để giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.

Làm sao để bước vào thế giới của trẻ hướng nội? Lyo Yijun - tác giả của cuốn sáchđồng thời là một bàmẹ với những kinh nghiệm quý giátrong quá trình nuôi dạy trẻ hướng nội cho rằng: “Nếu ta lo lắng, phiền muộn về trẻ hướng nội, thì nguyên nhân là bởi ta chưa biết yêu thương đúng cách.”Thực ra trẻ hướng nội thường dễ lo lắng, bất an, nhạy cảm. Tadễ dàng cảm nhận được những điều đó.Tuy nhiên, người lớn chúngta thường không sẵn sàng tiếp nhận con người vốn có của trẻ, từđó khiến trẻ bắt đầu tự nghi ngờ bản thân, rồi sinh ra rất nhiều áplực vô hình, cuối cùng, trẻ thậm chí có thể sẽ đánh mất chính mình. Mục đích của cuốn sách chính là góp phầnngăn ngừa những tình huống đó, đồng thời nhắc nhở chúng ta,đừng phủ nhận con người thực sự của trẻ hướng nội.

Nội dung chính của cuốn sách Nuôi dạy trẻ hướng nội – Bí quyết phát huy tiềm năng của những người sống nội tâmbao gồm 2 phần. Phần 1:Gặp gỡ đứa trẻ hướng nội của tôi trong các môi trường khác nhau như khi ở nhà, khi ở trường hay trong môi trường tập thể và khi trẻ ở một mình. Qua đó làmtiền đềcho Phần 2: Trở thành cha mẹ thấu hiểuđể giúp trẻ cảm nhận và phát hiện ra sở thích của bản thân. Những bài học kinh nghiệm được đúc kết và chiêm nghiệm qua cuốn sách có thể kể đến như:

Thứ nhất, con đường tắt để lí giải thế giới của người hướng nội làloạibỏ thành kiến với người hướng nội. Ta cần nhìn nhận lại và hiểuđược những ưu điểm, những tiềm năng ẩn sau sự “trầm lặng, thumình vào vỏ ốc, nhát gan, rụt rè", bỏ đi lăng kính thành kiến vớingười hướng nội, dùng sự đồng hành và lắng nghe thay vì nhữngđòi hỏi và yêu cầu thay đổi.

Thứ hai,cácbậc phụ huynh nên đứng từ góc độ gia đình, nhà trường, tập thể vàcá nhân, học cách đồng hành, chờ đợi, thấu hiểu người hướng nội,giúp họ phát huy ưu điểm của bản thân, không bị các mong đợicủa thế giới bên ngoài kìm hãm, giúp họ được sống là chính mình.Thay vì ép buộc trẻ phải hòa nhập một cách nhanh chóng, cha mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành cùng trẻ, giúp trẻ dần dần vượt qua những khó khăn.

Thứ ba,khi đối mặt vớinhững vấn đề mà người hướng nội sẽ gặp hoặc đã gặp trong môitrường giáo dục, từ mầm non đến trung học, ta cần có một tráitim thấu hiểu và dịu dàng để đưa ra những “liều thuốc hữu hiệu”.Việc lắng nghe, thấu hiểu và khích lệ là những yếu tố quan trọng giúp trẻ hướng nội tự tin hơn và phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Cuối cùng, biến những cuốn sách phù hợp thành “chất xúc tác chuyểnđổi", từ đó tăng cơ hội cùng đọc và cơ hội tương tác: Tác giả đãrất chu đáo khi liệt kê các cuốn sách có liên quan, từ sách tập tôcho trẻ nhỏ đến tiểu thuyết cho thanh thiếu niên, bao quát cácđộ tuổi, gồm những tình huống thường gặp của từng loại đốitượng hướng nội trong từng giai đoạn khác nhau để nói thaynhững người hướng nội, đồng thời giúp người hướng nội hiểu hơnvề chính mình.

Để giúp trẻ hướng nội phát triển toàn diện, cha mẹ cần tạo ra một môi trường an toàn, nơi trẻ được tự do khám phá bản thân. Cuốn sách Nuôi dạy trẻ hướng nội – Bí quyết phát huy tiềm năng của những người sống nội tâmđược Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2021, dày 160 trang, khổ 19cm hiện đang được phục vụ tại Phòng Thiếu nhi của Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc, ký hiệu 102032724. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

 

                                          Nguyễn Thị Hồng Nhung